Tủ điện trung thế có vai trò rất quan trọng trong hệ thống các thiết bị điện trung thế. Bởi, thực tế thì các hệ thiết bị điện trung thế, các thiết bị đóng cắt được thiết kế rất an toàn để giúp bảo vệ các nhân viên điện lực, cũng như công chúng khỏi tình trạng bị phơi nhiễm điện gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, các hệ thống này cũng vẫn có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, chúng thường được đặt trong các tủ điện bị khóa để cản trở việc truy cập vào phần nguy hiểm trực tiếp trong quá trình cài đặt, vận hành. Vậy tủ điện trung thế là gì, cấu tạo ra sao, chức năng, cách lắp đặt như thế nào?…Cùng tìm hiểu chi tiết nhé dưới đây nhé!
1. Giới thiệu tủ điện trung thế
Tủ điện trung thế là một thiết bị điện quan trọng trong các công trình xây dựng điện công nghiệp. Dùng để đóng ngắt và bảo vệ các đường dây cung cấp điện trung thế. Hiện nay, tủ điện trung thế được thiết kế và sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ, có độ ổn định cao, an toàn khi vận hành.
2. Nguyên lý hoạt động của tủ trung thế
Chúng ta cùng nghiên cứu một sơ đồ nguyên lý cơ bản của tủ trung thế như hình sau:
Sơ đồ nguồn MV thường được tìm thấy trong nhiều tòa nhà hoặc nhà máy. Điện lúc này sẽ được đưa xuống từ lưới 22kw của điện lực. Tại thời điểm này, điện thường được lấy từ lưới xuống bằng dảy tủ Ring Main Unit (RMU). Nhưng bài viết sau sẽ lược bỏ phần đó mà đưa điện vào nhánh 1 xuống nhà máy rồi sau đó phân phối điện tới các nhánh tiếp theo.
Về lý thuyết, điện sẽ được truyền trên dây dẫn, nhưng trên thực tế, điện sẽ được xếp thành một dãy tủ. Điều này dẫn đến việc bạn phải kết nối các thùng loa này thay vì sử dụng dây cáp như bình thường. Đối với điều này, chúng ta nên sử dụng vách đồng và gắn vào khung tủ để tăng khả năng điều khiển của nó, giúp đảm bảo sự phân tách ổn định và kiểm soát các sự kiện tốt hơn. Một trong những thiết bị quan trọng của tủ là thanh cái, một thanh cái ngang và mỗi nhánh sẽ là các thanh cái dọc khác.
3. Công dụng của tủ trung thế
Tủ trung thế được dùng để đóng ngắt và bảo vệ các đường dây cung cấp điện trung thế. Nó được sử dụng rộng rãi trong các trạm phát điện, trạm phân phối điện của các Công ty điện lực, khu công nghiệp, khu dân cư và các nhà máy…. thương mại và dân dụng.
4. Cấu tạo tủ trung thế
Hiện nay, tủ điện trung thế được làm từ những nguyên liệu tiêu chuẩn cao, áp dụng mọi tiêu chuẩn khắt khe nhất của khách hàng.
Tủ điện trung thế có thế thiết kế đơn giản và nhỏ gọn và tiện lợi. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn kích thước tủ cho phù hợp, vừa đáp ứng được yêu cầu vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ cho không gian, tiết kiệm được tối đa diện tích cho những khi đông dân cư chật chội và chi phí lắp đặt.
Để đảm bảo sự an toàn cũng như hiệu quả của cả hệ thống thì tủ điện trung thế được làm từ những chất liệu tốt nhất cùng đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật khắt khe. Cấu tạo của tủ điện trung thế bao gồm nhiều bộ phận và mỗi bộ phận đều đảm nhận những nhiệm vụ nhất định.
Tủ điện trung thế bao gồm các bộ phận:
4.1. Vỏ tủ trung thế
Vỏ tủ được làm bằng tôn dày khoảng 2mm, có lớp mạ cách điện cực an toàn và rất chắc chắn.
4.2. Các thiết bị đóng cắt
Các thiết bị điện đóng cắt được đặt độc lập, hợp lý và được bảo vệ bằng một cánh phía trong của tủ.
Trong tủ gồm có các thiết bị như tủ bảng điện đến 24KV, được sử dụng trong ngành điện lực, hoặc trong các nhà máy công nghiệp, các cao ốc thương mại.
Đối với tủ điện trung thế trong trạm điện sẽ có các bộ phận: buồng thanh lái, buồng máy cắt, buồng đấu cáp, buồng hạ thế,..
Lưu ý: Một tủ điện trung thế tối thiểu phải có chứa một aptomat chính với các nút đóng, tắt điện? Với cường độ tương đương với tổng các tải phụ bên dưới cho đến lớn hơn gấp 3 lần. Và một ổ cắm điện khoảng 220V để dùng khi cần bảo dưỡng tủ.
Cấu tạo tủ điện trung thế
5. Vai trò của tủ trung thế trong hệ thống điện
Được sử dụng cho các động cơ trung thế, máy biến áp và tụ bù.
Được chia thành các ngăn riêng biệt, đảm bảo tính hoạt động liên tục của ngăn đó.
Thao tác vận hành máy chỉ thực hiện khi cửa tủ đã được đóng, để đảm bảo việc vận hành đúng quy trình và an toàn cho người sử dụng.
Có thể kết hợp với cầu chì để tăng mức độ bảo vệ.
Thiết bị được module hóa và tiêu chuẩn hóa, thuận tiện cho việc lắp đặt và bảo trì.
Có khả năng giám sát và điều khiển từ xa
Tủ điện trung thế
6. Các loại tủ điện trung thế
Để phù hợp với mục đích sử dụng, địa hình, thì loại thiết bị điện này được được phân ta nhiều loại tủ điện trung thế khác nhau. Chúng ta có thể kể ra các loại tủ điện trung thế như sau:
Tủ trung thế: VCB, LBS, DS.
Tủ RMU.
Tủ ATS trung thế.
Tủ tụ bù trung thế.
Tủ nhị thứ.
7. Quy trình lắp đặt tủ điện trung thế tổng quát
Khi lắp đặt tủ điện trung thế bạn cần hiểu rõ sơ đồ, nguyên lý của hệ thống tủ RMU trung thế cần lắp đặt.
Đọc kỹ sơ đồ nguyên lý tủ điện trung thế để hiểu bản vẽ đấu nối nhị thứ và nắm rõ về các thiết bị bảo vệ và đo đếm cần thiết cho việc lắp đặt tủ.
Tìm hiểu tài liệu hướng dẫn lắp đặt vận hành như bản vẽ tủ điện trung thế (Installation and Operation Manual) của nhà sản xuất cũng là một bước vô cùng quan trọng để bạn nắm được ý tưởng của nhà sản xuất.
Trước khi lắp đặt cần chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện cần thiết cho tủ điện như: đầu nối cáp, cáp điện, nguồn dự phòng, các thiết bị nâng đỡ, các dụng cụ cơ khí cầm tay phù hợp.
Khi tiến hành lắp đặt, bạn cần tuân thủ theo các bước trong Tài liệu hướng dẫn lắp đặt vận hành. Sử dụng các dụng cụ cơ khí cầm tay phù hợp với loại tủ điện trung thế mà bạn lắp đặt.
8. Một số lưu ý khi lắp đặt tủ điện trung thế
Để có thể lắp đặt được một hệ thống tủ điện trung thế thì việc cần làm như sau:
Đầu tiên là lập bản sơ đồ khối phải tuyệt đối chuẩn xác.
Khảo sát thị trường để nắm rõ giá vật liệu, tìm các vật tư theo yêu cầu của khối , đảm bảo đúng kích thước, đúng vị trí trên bảng.
Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu phụ cho tủ điện như: các đầu mối điện, timer, các vòng số, thanh sắt dùng cài các kđt…
Tiến hành lắp tùy theo yêu cần, bạn có thể chuẩn bị một miếng ván ép hoặc phíp hoặc bảng sắt, lắp các bộ phận lên bảng.
Rà soát hệ thống: kiểm tra độ an toàn điện của bảng với các bộ phận đã lắp trên bảng. Phải tuyệt đối đúng với quy trình như trong thiết kế chuẩn ban đầu.
Kiểm tra hệ thống bằng cách nối nối tiếp với một bóng đèn khoảng 300W. Sau đó thử lại với một tải khác và tiến hành lắp hết các bộ phận khác vào trong tủ.
Thực hiện kéo dây điện từ các động cơ vào tủ điện trung thế, kéo điện lưới về, làm khung cho chân của tủ. Bạn cần lựa chọn dây nối đất sao cho hợp lý, đúng tiêu chuẩn, an toàn như: dây nối đất của tủ phải cùng loại, là loại dây mềm, dẹt, đan lưới.
9. Thí nghiệm tủ điện trung thế
Thí nghiệm Tủ điện trung thế trong quy trình sản xuất là một trong những bước bắt buộc phải có và được tuân thủ theo các yêu cầu nghiêm ngặt trong quy định về thí nghiệm điện hiện nay, cũng là quy trình đạt chuẩn mà Vintec Group đã thực hiện đối với tất cả các sản phẩm trước khi xuất xưởng tới khách hàng.
Tủ điện trung thế là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống thiết bị điện công nghiệp. Chính vì vậy, cần phải được kiểm tra thí nghiệm đầy đủ, chặt chẽ trước khi đưa vào vận hành. Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua, bởi nếu máy bị sự cố hoặc hư hỏng thì toàn bộ hệ thống điện sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vintec Group đã đầu tư phòng thí nghiệm máy biến áp với hệ thống trang thiết bị đồng bộ hiện đại của hãng HAEFELY, Thụy Sỹ giúp việc thí nghiệm đạt chính xác tuyệt đối.
10. Mua tủ điện trung thế chất lượng ở đâu?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp tủ điện trung thế với nhiều hãng khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn cho công trình cũng như cuộc sống con người thì chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, khách hàng cần tìm kiếm đơn vị cung cấp tủ điện trung thế chất lượng uy tín.
Nếu quý khách hàng đang phân vân chưa biết mua tủ trung thế chính hãng giá rẻ ở đâu thì hãy đến với Vintec Group. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc sản xuất tủ điện trung thế, tủ điện hạ thế, trạm biến áp, máy biến áp. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý.
Một số link sản phẩm bài viết tham khảo:
Reviews
There are no reviews yet.