Tủ điện PCCC là gì? Cấu tạo của tủ PCCC

Tủ điện PCCC (phòng cháy chữa cháy) là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống phòng cháy chữa cháy được sử dụng và lắp đặt ở các tòa nhà, trường học, bệnh viện, hay các khu công nghiệp,… Với mục đích nhằm loại bỏ các mối nguy hại từ các sự cố cháy, nổ, phát hiện và dập tắt kịp thời, nhanh chóng các đám cháy khi mới bắt đầu một cách tự động và hiệu quả. Vậy tủ điện PCCC là gì?  có cấu tạo và vai trò như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngay sau đây nhé!

1. Khái niệm tủ điện PCCC là gì?

Tủ điện PCCC hay còn có tên gọi khác là tủ điện cứu hỏa hoặc tủ điện điều khiển máy bơm chữa cháy và được ứng dụng nhiều trong hệ thống PCCC. Bởi vì, tủ có khả năng đảm bảo được sự an toàn cũng như mức độ hiệu quả cho máy bơm nước trong suốt quá trình vận hành. Tủ điện là hệ thống phòng cháy chữa cháy không thể thiếu tại các khu vực chung cư, các khu sản xuất, nhà kho chứa hàng hóa. Không chỉ để bảo vệ an toàn cho tính mạng con người, tài sản mà còn giúp hạn chế thiệt hại khi sự cố hỏa hoạn xảy ra.
Tủ điện PCCC

2. Cấu tạo của tủ điện PCCC

Tủ điện cứu hỏa là bảng điện điều khiển chứa các thiết bị điện điều khiển như: Công tắc, cầu dao rơ le và các thiết bị chuyên dùng khác cho các hoạt động của máy bơm chữa cháy.
Tủ điều khiển máy bơm điện ( nhân tố chính)
Bởi vì, tủ điện điều khiển máy bơm có công suất và lưu lượng bơm nước lớn nên được khởi động bằng chế độ tam giác. Khi thiết kế tủ, phải cần phải lưu ý bảo đảm được tính tuần tự khi khởi động và sự độc lập của nguồn cung nhiên liệu. Bởi nguồn điện sẽ bị ngắt khi xảy ra hiện tượng cháy nổ.
Lưu ý: Với loại tủ điện điều khiển máy bơm nước là những hệ thống bơm nước lớn, nên có thể có kèm thêm bơm mồi hoặc bơm dự phòng cho bơm chính.
Tủ điện PCCC
Tủ điện điều khiển máy bơm PCCC

3. Phân loại tủ điện điều khiển máy bơm

3.1. Tủ điều khiển máy bơm Diesel

Tủ điều khiển máy bơm Diesel sẽ gồm phần chính để điều khiển, ắc quy là nơi cung cấp nguồn điện cho hệ thống nên cần phải có sạc nguồn cho ắc quy.
Tủ điện đưa ra tín hiệu điều khiển theo chu kỳ như sau: Khởi động động cơ lần 1: Từ 10 – 15 giây. Nếu động cơ chưa khởi động thì chờ khoảng 10 s để ắc quy hồi điện. Sau đó, tiếp tục khởi động, nếu động cơ vẫn không được thì dừng lại và thông báo với kỹ thuật để nhanh chóng khắc phục và xử lý vấn đề.
Đối với trường hợp lắp đặt bảng điều khiển điện tử thì quy trình sẽ được thực hiện theo thiết kế của bộ điều khiển từ phía nhà sản xuất.

3.2. Tủ điều khiển máy bơm bù áp

Máy bơm bù áp có vai trò duy trì áp lực đường ống nên chúng thường có công suất bé và nhỏ hơn công suất của máy bơm chính. Khi thiết kế loại tủ điện này, yêu cầu cần phải chú ý tới độ sụt áp suất của đường ống.
Trong trường hợp khi áp lực nhỏ hơn 8k thì máy bơm bù áp sẽ ưu tiên chạy, nếu áp lực vượt 8k thì sẽ tự động dừng.
Nếu máy bơm bù áp chạy mà áp lực không đạt 8k, thì khi đó áp lực sẽ tự động giảm dần xuống dưới 4k. Thì máy bơm điện sẽ tự động chạy đến khi vượt 7.5k thì bơm điện sẽ tự dừng. Lúc này, máy bơm bù áp sẽ chạy trở lại để áp lực đạt được 8k đồng thời sẽ tự dừng.
Khi xảy ra mất điện, nếu áp lực trong đường ống mà nhỏ hơn 4k thì máy bơm Diesel sẽ chạy cho đến khi vượt 8k sẽ tự động dừng.

4. Ưu điểm của tủ điện điều khiển máy bơm PCCC

Tiết kiệm tối đa thời gian và công sức cho người dùng khi điều khiển, vận hành hệ thống
Tủ có vai trò đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống khi 1 trong số máy bơm trong hệ thống gặp sự cố
Được thiết kế nhỏ gọn giúp tiết kiệm không gian, diện tích lắp đặt. Với chế độ điều khiển tủ bằng tay, không những giúp cho người dùng có thể dễ dàng sử dụng mà còn mang tính thẩm mỹ cao.
Với tủ điện được tích hợp biến tần bên trong giúp tiết kiệm tối đa điện năng. Từ đó giúp giảm chi phí lâu dài cho hệ thống, công trình.

5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Tủ điện điều khiển máy bơm PCCC:

Đối với động cơ bơm điện thì không nên sử dụng rơ le bảo vệ khi quá tải
Nên có đầy đủ các thiết bị như: Đèn tín hiệu, đồng hồ V, A,và thiết bị báo mất pha, ngược pha
Nên đặt mức rơ le tín hiệu vận hành máy bơm điện và máy bơm bù áp phù hợp với thực tế hiện trường.
Để đảm bảo độ bền tối đa cho bình ac quy, bạn nên sử dụng bộ sạc ắc quy tự động thay vì dùng bộ sạc ắc quy không tự động.
Để đảm bảo cho máy bơm diesel chắc chắn khởi động ngay sau khi có sự cố thì bạn nên sử dụng 2 bình ắc quy.
Lưu ý: Không nên dùng phao tín hiệu báo cạn để dừng bơm khi thiếu nước, mà thay vào đó bạn nên sử dụng tủ điện điều khiển máy bơm PCCC trong chữa cháy. Đồng thời, phải đảm bảo bể chứa nước chữa cháy bắt buộc phải là nguồn chứa riêng biệt (Không sử dụng chung với bể chứa nước sinh hoạt).
Ngoài ra, khi sử dụng tủ điện điều khiển máy bơm PCCC thì, nguồn điện đi vào tủ điện chữa cháy phải được lấy từ trước aptomat tổng của hệ thống điện công xưởng, tòa nhà để đề phòng khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Lưới điện phải được cắt nhưng vẫn đảm bảo nguồn điện vào tủ chữa cháy không bị mất theo.

6. Link một số sản phẩm bài viết tham khảo:

Tủ điện ATS là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *