1. Khái niệm tủ tụ bù công suất phản kháng là gì?
Tụ bù là nhóm vật dẫn đặt cạnh nhau và được tách biệt bằng lớp điện môi cách điện, có tác dụng tích tụ và phóng đi nguồn điện trong mạch điện. Tụ bù còn được mọi người biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: tụ bù điện, tụ bù công suất, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù cos phi.
Tủ tụ bù công suất phản kháng thông thường bao gồm các Tụ bù điện mắc song song với tải, được điều khiển bằng một Bộ điều khiển tụ bù tự động thông qua thiết bị đóng cắt Contactor. Tủ tụ bù có chức năng chính là nâng cao hệ số công suất cosφ (cos phi) qua đó giảm công suất phản kháng (công suất vô công) nhằm giảm tổn thất điện năng tiết kiệm chi phí. Người sử dụng sẽ giảm hoặc không phải đóng tiền phạt công suất phản kháng theo quy định của ngành Điện lực.
Hệ thống tủ bù có thể được chuyển giao một cách riêng biệt hoặc tích hợp trong các tủ bảng điện
Thông gió được xem xét cẩn thận trong thiết kế của chúng tôi để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt mà không có bất kỳ sự giảm tải công suất và tuổi thọ làm việc.
Hệ thống tủ bù được trang bị với một trong hai bộ phận điều khiển điện tủ 6 bước hoặc 12 bước. Dung lượng của mỗi bình tụ điệ hạ thế là: 10 – 20 – 25 – 30 – 50 – 100 kVA.
Tủ Tụ Bù Công Suất Phản Kháng
2. Ứng dụng tủ bù công suất phản kháng
Tủ bù công suất là hệ thống nhằm tiết kiệm năng lượng. Trong các công xưởng, nhà máy, thường được thiết kế để lắp thêm tủ bù hạ thế với tác dụng nâng cao hệ số công suất, có những ưu điểm về kỹ thuật và kinh tế, đặc biệt là giảm tiền điện phải chi trả hàng năm. Bên cạnh đó cũng giảm tổn thất điện năng và sụt áp trong mạng điện từ đó nâng cao chất lượng lưới điện.
Tủ được bù cố định ở 1 mức hoặc điều chỉnh nhiều cấp tụ bù tự động phù hợp với tải sử dụng để đảm bảo hệ số cosφ do điện lực yêu cầu ( thông thường là > 0.8 ), đảm bảo bù đúng, bù đủ.
Ứng dụng Tủ Tụ Bù Công Suất Phản Kháng
3. Cấu tạo tủ tụ bù
Thành phần cấu tạo của tụ bù là loại tụ giấy được tẩm dầu đặc biệt, gồm các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy. Tất cả được cố định tại một bình hàn kín, hai đầu cực được đưa ra bên ngoài.
4. Phân loại
Tụ bù được phân loại dựa theo cấu tạo và điện áp:
4.1. Tụ bù phân loại theo cấu tạo: Gồm có tụ bù khô và tụ bù dầu.
Tụ bù khô là loại có dạng bình tròn thon dài, với thiết kế nhỏ nhắn, gọn gàng, khối lượng nhẹ nên thuận tiện cho việc lắp đặt, thay thế, tiết kiệm diện tích, giá cả rẻ.
Tụ bù dầu là loại có dạng bình hình chữ nhật, có độ bền cao hơn tụ bù khô, thường được dùng cho các hệ thống bù công suất cao, chất lượng điện xấu.
4.2. Tụ bù phân loại theo điện áp: Gồm tụ bù hạ thế 1 pha và tụ bù hạ thế 3 pha.
Tụ bù hạ thế 1 pha: là các loại điện áp 230V, 250V.
Tụ bù hạ thế 3 pha: là các loại điện áp 230V, 380V, 400V, 415V, 440V, 525V, 660V, 690V, 720V, 1100V. Nhưng được sử dụng nhiều nhất là loại điện áp 415V và 440V. Tụ bù 415V dùng phổ biến ở các hệ thống điện áp ổn định duy trì mức điện áp khoảng 380V. Tụ bù 440V sử dụng tại các hệ thống điện áp cao hơn.
5. Thông số kỹ thuật tủ bù công suất phản kháng
Tiêu chuẩn IEC 60439 -1
Điện áp cách điện: 1000vAC
Điện áp hoạt động: 690vAC
Điện áp xung: 12kVA
Tần số 50Hz
Dòng ngắn mạch: 50 kA/1s
Vật liệu: Thép tấm 1.5 – 2.5mm
Bề mặt bảo vệ: Sơn tĩnh điện
Màu tiêu chuẩn: RAL
Tiêu chuẩn kích thước: H2200 x W1000 xD1000…
tủ bù công suất phản kháng
6. Mua Tủ Tụ Bù Công Suất Phản Kháng ở đâu?
Với gần 20 năm sản xuất máy biến áp và các thiết bị ngành điện với kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp và dịch vụ bảo hành tận nơi, Vintec Group là nơi để khách hàng tin tưởng để mua hàng.
Một số sản phẩm trạm điện tủ điện khác:
Tủ Trung Thế