Phân biệt máy biến áp khô và máy biến áp dầu

Phân biệt máy biến áp khô và máy biến áp dầu

Máy biến áp là một thiết bị có vai trò quan trọng trong hệ thống điện, để phân biệt máy biến áp khô và máy biến áp dầu một cách rõ ràng và lựa chọn sử dụng loại nào cho hiệu quả theo từng dự án thì chúng ta hãy tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan về 2 loại máy biến áp

1.1. Máy biến áp 3 pha làm mát bằng dầu khoáng:

Có cấu tạo cơ bản như các loại máy biến áp khác. Chúng được sử dụng ở mọi phạm vi, quy mô, từ nhà máy điện cho đến trường học, bệnh viện, khu đô thị, nhà xưởng.
So sánh về trọng lượng, biến áp dầu nặng hơn biến áp khô vì ngoài khối lượng lõi từ và cuộn dây, chúng còn phải mang thêm khối lượng dầu kèm vỏ thép. Việc vận chuyển lắp đặt theo đó cũng tốn nhiều công sức hơn so với loại biến áp khô.
Máy biến áp dầu
Hình ảnh máy biến áp dầu Vintec

1.2. Máy biến áp khô làm mát tự nhiên bằng không khí

Có 4 loại máy biến áp khô:
Máy biến áp mở: Được chế tạo bằng phương pháp nhúng và nướng.
Vacuum pressure impregnation transformer – VPI:
Có các cuộn dây được cách nhiệt và cách điện bằng sợi thủy tinh polyester thông qua quá trình ngâm tẩm áp suất chân không.
Vacuum Pressure Encapsulated – VPE: Có quy trình sản xuất gần giống VPL nhưng khác ở chỗ thay cho polyester, VPE sử dụng silicone VPE.
Máy biến áp khô Vintec
Máy biến áp khô Vintec
Chi phí đầu tư ban đầu là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc lựa chọn kiểu làm mát cho máy biến áp 3 pha. Chi phí này xuất phát đầu tiên từ đơn vị sản xuất máy biến áp và sau cùng chính là đơn vị sử dụng. Với máy biến áp khô, công nghệ sản xuất đòi hỏi cầu kỳ hơn, vật liệu cách điện và cách nhiệt cũng được tích hợp vào lõi từ và cuộn dây nhiều hơn máy dầu. Bởi vậy chi phí sản xuất sẽ cao hơn, đồng thời, mức tổn thất công suất của máy biến áp khô cũng lớn hơn so với máy dầu. Cụ thể như bảng dưới đây:
STT kVA Máy biến áp dầu Máy biến áp khô
Nửa tải (W) Toàn tải (W) Nửa tải (W) Toàn tải (W)
1 500 2.465 4.930 5.000 10.000
2 750 3.950 7.900 7.500 15.000
3 1.000 4.360 8.720 8.200 16.400
4 15.000 6.940 13.880 11.250 22.500
5 20.000 8.155 16.310 13.200 26.400

2.2. Phân biệt máy biến áp áp khô và máy biến áp dầu về tổn hao công suất

2.1. Tổn thất khi tải kết hợp 100%

Để làm rõ tổn thất khi tải kết hợp 100%, ta lấy ví dụ máy biến áp 3 pha 2500kVA và áp dụng cho 3 loại: Máy dầu, máy CRT và máy VPI.
Khi hoạt động ở mức 100% công suất, máy dầu có hiệu quả đạt 99.2%, máy CRT đạt 99% và thấp nhất là máy VPI đạt 98.9%.
STT Nội dung so sánh Máy biến áp dầu Máy CRT Máy VPI
1 Tổn thất khi tải 100% (kW) 16,38 21 18,52
2 Tổn thất không tải (kW) 2,66 7 7,55
3 Tổng tổn thất không tải và có tải 100% (kW) 19,04 28 28

2.2. Tổn thất khi tải 50% công suất

Ta vẫn lấy 3 loại máy biến áp cùng mức dung lượng trên để so sánh. Khi tải 50%, tổn thất không tải vẫn giữ nguyên và tổn thất khi tải giảm theo bình phương nghịch đảo.
STT Nội dung so sánh Máy biến áp dầu Máy CRT Máy VPI
1 Tổn thất khi tải 50% (kW) 4,1 4,63 5,25
2 Tổn thất không tải (kW) 2,66 7 7,55
3 Tổng tổn thất không tải và có tải 50% (kW) 6,76 12,18 12,25

3. So sánh mức chi phí do tổn hao máy biến áp

Vẫn sử dụng máy dung lượng 2500 kVA Có điện áp đầu vào giống nhau cho 3 loại máy, ta làm so sánh với những tham số cho trước, cụ thể như sau:
Bình quân chi phí tiền điện ở cấp điện áp 22kV 2.000 VND/kWh (Giả sử mức chi phí này không đổi trong 10 năm).
Số giờ sử dụng tính cho 1 năm: 24 giờ / ngày x 365 ngày = 8760 giờ.
Máy biến áp tải 50% công suất.
STT Nội dung so sánh Máy biến áp dầu Máy CRT Máy VPI
1 Tổng tổn thất tính không tải và có tải 50% tính theo giờ (kW) 6,76 12,18 12,25
2 Số giờ sử dụng theo năm 8.760 8.760 8.760
3 Tổng tổn thất tính không tải và có tải 50% tính theo năm (kW) 59.217,60 106.696,80 107.310
4 Đơn giá/kWh 2.000 2.000 2.000
5 Chi phí (VND) tiền điện do tổn thất tính trong 1 năm 118.435.200 213.393.600 214.620.000
6 Chi phí (VND) tiền điện do tổn thất trong 1 năm so với máy dầu Mốc so sánh 94.958.400 96.184.800
7 Chi phí (VND) tiền điện do tổn thất trong 10 năm so với máy dầu Mốc so sánh 940.958.400 960.184.800

4. Tuổi thọ và hoạt động của máy biến áp

4.1. Tuổi thọ

Với máy biến áp khô, tuổi thọ bình quân từ 15 năm đến 25 năm. Máy biến áp dầu có tuổi thọ bình quân lâu hơn, cụ thể từ 25 năm đến 35 năm. Tuổi thọ bình quân của cả 2 loại biến áp khô và dầu là 25 năm. Tuy vậy, bình quân tuổi thọ dòng máy dầu vẫn cao hơn từ 5 năm trở lên. Lý do chính của điều này là bởi máy biến áp dầu dễ sửa chữa, bảo trì hơn máy biến áp khô.

4.2. Bảo trì

Với máy biến áp khô, việc bảo trì cần thường xuyên và liên tục. Công việc này bao gồm kiểm tra kết cấu và sự liên kết của các bộ phận cùng với việc làm sạch bụi bám.
Máy biến áp làm mát bằng dầu chỉ đòi hỏi việc quan sát và theo dõi chất lượng dầu nhằm hạn chế tình trạng thiếu dầu làm mát hoặc tồn dư cặn bẩn, acid, kiềm. Chất lượng dầu đảm bảo sẽ giúp gia tăng tuổi thọ, giảm tối đa nguy cơ hỏng hóc và cháy nổ.
Tần suất bảo trì cho cả 2 loại máy khô và máy dầu đều căn cứ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tuy vậy về sự cần thiết và thường xuyên, máy biến áp khô đòi hỏi thời gian bảo trì nhiều hơn.

4.3. Sửa chữa

Nhược điểm của máy biến áp khô là khi xảy ra sự cố, hỏng hóc, việc sửa chữa đơn lẻ cuộn dây là điều không thể. Đây cũng là ưu điểm của máy biến áp dầu khí việc sửa chữa diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều lần với các đơn vị sản xuất máy biến áp.
Trong trường hợp xảy ra quá tải, cháy nổ, khả năng tận dụng những chi tiết có trong lõi từ và cuộn dây máy khô là điều không thể nhưng với máy biến áp dầu, cơ hội tận dụng sẽ được tối ưu hơn.
Xét tổng thể, trường hợp xấu nhất xảy ra trong vận hành là cháy nổ, máy biến áp khô không có cơ hội sửa chữa mà phải thay mới hoàn toàn 100%. Ngược lại, cơ hội tận dụng máy dầu là nhiều hơn, chi phí để tải vận hành cũng rẻ hơn so với máy khô.

4.4. Khả năng tận dụng

Khả năng tận dụng của máy biến áp dầu hoàn toàn khả thi và được phần lớn các đơn vị, bao gồm cả sản xuất máy biến áp lẫn đơn vị tái chế rác thải thu mua, xử lý. Nhiều trường hợp, sau khi cuốn lại, tẩm sấy, hút nạp… bơm dầu, máy cũ quay lại phục vụ hệ thống điện. Trường hợp quá tuổi sử dụng hoặc không có khả năng duy tu, hầu hết các vật liệu tạo nên máy biến áp dầu đều được tái chế. Các vật liệu như thép, nhôm, đồng,… được tái chế phục vụ cho chuỗi sản xuất khác trong xã hội.
Chính vì khả năng tận dụng của máy dầu nên trong trường hợp phải thay mới máy biến áp, sau khi bù trừ, chi phí thay mới thường sẽ rẻ hơn so với máy khô.
Do cấu tạo của máy khô, nếu cuộn dây bị cháy thì toàn bộ lõi từ, cách điện, dây đồng/nhôm không thể tái chế. Chi phí để trang bị máy biến áp mới sẽ cao hơn máy dầu do không được bù trừ bởi sự tận dụng.
STT Nội dung so sánh Máy biến áp dầu Máy CRT Máy VPI
1 Giá trị (VND) thu được từ dầu làm mát thu gom từ máy cũ 11.500.000 0 0
2 Giá trị (VND) thu được từ lõi từ và cuộn dây 27.000.000 2.000.000 25.000.000
3 Giá trị (VND) thu được từ tái chế thùng máy và các phụ kiện khác 9.000.000 2.000.000 9.000.000
4 Chi phí bỏ ra để xử lý rác thải 0 4.000.000 0
5 Tổng chi phí thu được = (1) + (2) + (3) – (4) 47.500.000 0 34.000.000

4.5 Diện tích chiếm dụng

Diện tích chiếm dụng của máy biến áp có tác động đến chi phí mặt bằng, lựa chọn không gian và việc bố trí nơi đặt máy tương xứng. Cùng một dung lượng, loại nào có diện tích chiếm dụng ít hơn sẽ có nhiều ưu thế hơn để lựa chọn.
Tuy nhiên, sự chênh lệch về diện tích đặt máy biến áp dầu và máy biến áp khô gần như tương đương. Sự chênh lệch tuy có xảy ra nhưng không phải ở phải tất cả các dòng máy.
Điểm khác biệt duy nhất khi tiến hành so sánh là với những máy dung lượng trên 2500kVA, Techno Electro LLC không sản xuất máy khô. Điều này chứng tỏ nhận định máy biến áp dầu vẫn là dòng máy được sử dụng phổ biến, áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau và máy khô chưa thể thay thế vai trò của máy dầu.
Dung lượng Loại máy Dài (mm) Rộng (mm) Cao (mm) Diện tích chiếm dụng (m2)
6300kVA Máy hở 2550 2840 3200 7,24
2500kVA Máy hở 2115 1335 2785 2,82
Máy kín 2030 1330 2675 2,70
Máy khô 2170 1280 2160 2,78
1250kVA Máy hở 2020 1260 2110 2,55
Máy kín 1780 1100 2220 1,96
Máy khô 1820 990 1635 1,80
400kVA Máy hở 1570 940 1655 1,48
Máy kín 1570 940 1510 1,48
Máy khô 1440 825 1280 1,19

4.6 Độ ồn tạo ra bởi máy dầu và máy khô

Theo số liệu từ các chuyên gia Hoa Kỳ, độ ồn trong môi trường làm tại U.S rơi vào mức từ 45 đến 58dB, nhà xưởng công nghiệp có mức 64 đến 70dB. Máy biến áp dầu thường có dải cường độ âm thanh nằm trong khoảng từ 18 đến 63dB, máy khô độ ồn lớn hơn và dao động từ 64 đến 70dB.
 Như vậy, nếu coi máy biến áp khô thích hợp với các tòa nhà văn phòng, trụ sở cơ quan, bệnh viện thì cường độ âm thanh tạo ra là yếu tố đáng để cân nhắc.
Máy biến áp làm mát bằng dầu được bao bọc bởi thùng kín và có thể tích dầu khoáng phủ đầy bên trong thùng máy nên tiếng ồn tạo ra thấp hơn so với máy khô. Đây cũng là lợi điểm của máy dầu khi đem so sánh với máy biến áp khô.

5. Kết luận về phân biệt máy biến áp khô và máy biến áp dầu

Ưu điểm của máy dầu so với máy khô:
Cùng mức dung lượng, cùng độ lớn phụ tải, máy biến áp dầu có mức độ tổn thất ít hơn, theo đó mức chi phí duy trì của máy dầu cũng ít hơn máy khô.
Bình quân tuổi thọ dòng máy dầu cao hơn 5 năm so với máy khô.
Khả năng sửa chữa, phục hồi hoạt động của máy dầu cao hơn so với máy khô.
Khả năng tận dụng, chi phí tái đầu tư trong trường hợp phải thay mới, máy dầu sẽ tiết kiệm chi phí hơn máy biến áp khô.
Độ ồn tạo ra bởi máy dầu ít hơn máy khô.
Điểm giống nhau giữa máy biến áp dầu và máy biến áp khô diện tích chiếm dụng gần như nhau.
Tần suất bảo trì như nhau. Nếu với máy biến áp dầu, việc theo dõi chất lượng, số lượng dầu làm mát là việc cần làm thường xuyên thì việc vệ sinh, loại bỏ bụi bẩn để tăng khả năng tản nhiệt cho máy khô cũng là công việc phải được tiến hành định kỳ.

6. Link một số bài viết tham khảo:

Công suất định mức của máy biến áp

Phân biệt máy biến áp truyền tải và máy biến áp phân phối

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *