1. Giới thiệu vỏ máy biến áp 3 pha
Vỏ máy biến áp 3 pha là phần bảo vệ bên ngoài của máy biến áp 3 pha, bao gồm nắp thùng và thùng. Tùy theo từng loại biến áp khác nhau mà vỏ máy được làm bằng các chất liệu khác nhau. Vỏ máy biến áp 3 pha thường là thép, hoặc tôn. Phần vỏ máy có tác dụng bảo vệ các phần tử của máy biến áp hoạt động tốt và bền lâu.
2. Cấu tạo của vỏ máy biến áp 3 pha:
cấu tạo của vỏ máy biến áp dầu 3 pha gồm 4 phần chính, thân của vỏ máy, lắp đậy, cánh tỏa nhiệt, và chân đế

Cấu tạo của vỏ máy biến áp
2.1. Phần thân của vỏ máy:
Thường làm bằng thép hoặc tôn, được hàn thành thùng, gắn lên trên phần chân đế, vừa bảo vệ máy vừa có chức năng chữa dầu máy biến áp.
2.2. Lắp đậy của vỏ máy
Lắp đậy cũng thường làm bằng tôn hoặc thép cùng loại với phần thân máy được đặt trên thân vỏ máy làm bệ để gắn các thiết bị khác như sứ cao thế, hạ thế, đồng hồ đo áp….
2.3. Cánh tỏa nhiệt
Cánh tỏa nhiệt của máy biến áp gắn vào phân thân của vỏ máy biến áp giúp giảm nhiệt độ khi máy biến áp hoạt động.
2.4. Chân đế của máy biến áp 3 pha
Chân đế máy biến áp được thiết kế bằng thép chắc chắn có khả năng chịu trọng tải của máy biến áp, giữ máy biến áp chắc chắn.
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật của vỏ máy biến dầu 3 pha
3.1. Vỏ máy biến áp phải được thiết kế đảm bảo có thể nâng hạ, vận chuyển mà không bị biến dạng hưn hong hay rò dầu.
3.2. Vỏ máy biến áp và lắp trên phải được thiết kế sao cho không bị đọng nước ở các hốc, khe, rảnh. Trường hợp MBA có trang bị đồng hồ đo nhiệt độ lớp đầu trên, mặt MBA được bố trí cốc chìm (có lắp đậy) để lắp thiết bị đo.
3.3. Thùng áy phải chịu được áp lực tối thiếu là 0,5 at và được bảo vệ phòng nổ bằng van áp lực ( với MBA <=1600kVA) hoặc rowle áp lực (với MBA >1600 kVA có máy cắt phía sơ cấp).
3.4. Với các máy biến áp lớn có thể chế tạo chánh tản nhiệt rời, bắt với thân máy biến áp bằng mặt bích và có thể tháo rời khi vận chuyển.
3.5. Mỗi MBA phải có ít nhất 2 điểm tiếp địa được bố trí ở phần dưới của thân máy về 2 phía đối diện, có thể dễ dàng tiếp cận để kiểm tra bảo trì mà không cần cắt điện. Tiếp địa phải được bắt bằng bu lông có ren không nhỏ hơn M12.
3.6. Bình dầu phụ hoặc cơ cấu chứa dầu giãn nở được nối thông với thùng máy biến áp. Trong dải nhiệt độ dầu trong máy biến áp từ 5 độ C đến 105 độ C, dung tích thùng dầu phụ và cơ cấu giãn nở phải đảm bảo sao cho dầu trong thùng dầu phụ không được tràn ra ngoài và không thấp hơn đáy bình dầu phụ. Đáy bình dầu phụ có độ cao tương đương đầu sứ xuyên trung áp.
3.8. Đối với máy biến áp kiểu kín, vỏ máy phải có khả năng tụ co giãn để trong dải nhiệt độ làm việc (5 độ C đến 105 độ C) hoặc bị tác động bởi các thao tác bình thường (bốc dỡ, vận chuyển v.v.), mức dầu trong máy (được kiểm tra qua ông kiểm tra mức dầu) phải nằm trong giới hạn cho phép.
3.9. Xử lý bề mặt: thùng chứa máy biến áp và các phụ tùng phải được bảo vệ chống gỉ, chông ăn mòn bằng công nghệ sơn tĩnh điện hoặc mạ kẽm nhúng nóng, độ dày tối thiểu lớp phủ là 80 µm.
3.10. Màu của sơn bên ngoài của thùng chứa phải đảm bảo khả năng tnar nhiệt của máy biến áp cũng như tránh hập thụ nhiệt năng từ anh sáng mặt trời.
3.11. Các Gioăng của MBA parhi là loại chịu dầu, chịu sự tác động của môi trường ngoài trời. Tiêu chuẩn kỹ thuật của gioăng như sau:
- Độ ttruowng nở trong dầu bieenas pa của gioăng sau 96 giờ ở 80 độ C: không quá 2% ( thử nghiệm theo TCVN 2752:2008).
- Độ giãn dài khi kéo đứt >= 350% (thử nghiệ theo TCVN 4509:2013).
- Hệ số lão hóa trong dầu biến áp và trong khkoong khí sau 96 giờ ở 80 độ C phải tương ứng >= 85% và 90% ( thử nghiệm theo TCVN 2229:2007).
4. Link một số bài viết tham khảo
Cách tính công suất máy biến áp 3 pha
Các loại tổn hao trong máy biến áp 3 pha
Cấu tạo máy biến áp 3 pha