So sánh máy biến áp truyền tải và máy biến áp phân phối

So sánh máy biến áp truyền tải và máy biến áp phân phối
Máy biến ap là thiết bị rất quan trọng trong hệ thống lưới điện quốc gia từ khâu truyền tải đến khâu phân phối, ở khâu truyền tải chúng ta dùng máy biến áp truyền tải và ở khâu phân phối chúng ta dùng máy biến áp phân phối, để so sánh máy biến áp truyền tải và máy biến áp phân phối chúng ta hãy tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. So sánh về khái niệm máy biến áp truyền tải và máy biến áp phân phối

1.1. Khái niệm máy biến áp truyền tải

Một máy biến áp trong trạm phát điện hoặc trạm biến áp có MVA (mega Volt-Ampere) rất cao được sử dụng để truyền tải điện công suất cao qua đường dây điện đến trung tâm phân phối được gọi là máy biến áp truyền tải.
Chúng thường có công suất trên 200 MVA với định mức điện áp 400kV, 200kV, 110kV, 66kV, 33kV, v.v. Chúng được thiết kế để hoạt động hết tải với hiệu quả tối đa.
Mục đích chính của máy biến áp truyền tải là đẩy mạnh mức điện áp phát sinh thấp lên mức điện áp cao và truyền qua đường dây truyền tải đến trạm biến áp phân phối để xử lý tiếp theo.
Máy biến áp truyền tải điện
Máy biến áp truyền tải

1.2. Khái niệm máy biến áp phân phối

Máy biến áp phân phối là máy biến áp được sử dụng để chuyển đổi mức điện áp thành giá trị cuối cùng để người tiêu dùng cuối sử dụng ngay lập tức.
Máy biến áp phân phối thường có mức điện áp 11kV, 6.6kV, 3.3kV, 440V, 230V, 120V và 110V. Chúng được thiết kế để hoạt động với hiệu suất tối đa 60 – 70% tải vì chúng không hoạt động ở mức đầy tải mọi lúc.
Mục đích chính của máy biến áp phân phối là giảm mức điện áp phân tán cao xuống mức điện áp thấp theo nhu cầu của người tiêu dùng (cả thương mại và dân cư), cung cấp cả năng lượng một pha và ba pha cho người tiêu dùng theo nhu cầu của họ.
Phân biệt máy biến áp tăng áp và máy biến áp hạ áp
Hình ảnh máy biến áp phân phối Vintec

2. So sánh về chức năng của máy biến áp truyền tải và máy biến áp phân phối

  • Máy biến áp truyền tải được sử dụng chủ yếu cho mục đích truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến điểm phân phối điện, sử dụng để nối vào mạng truyền tải quốc gia. Máy biến áp truyền tải có công suất lớn thường trên 200 MVA và dùng điện áp trong mức từ 33kV đến 400 KV.
  • Máy biến áp phân phối  được sử dụng là phương tiện trung gian kết nối điện quốc gia với nói tiêu thụ điện như nhà máy khu công nghiệp cụm dân cư… Máy biến áp phân phối có công xuất nhỏ hơn 100 MVA và dùng điện áp từ 230 V đến 11 kV.

Công dụng của máy biến áp truyền tải

Công dụng của máy biến áp truyền tải và máy biến áp phân phối

3. So sánh về kích thước:

Máy biến áp truyền tải Nặng và kích thước lớn hơn với thiết kế phức tạp
Máy biến áp phân phối có kích thước máy nhỏ hơn và có thiết kế đơn giản, có thể dễ dàng lắp đặt

4. So sánh về tổn thất điện năng máy biến áp truyền tải và phân phối:

Tổn thất điện năng của máy biến áp do hai nguyên nhân chủ yếu là tổn thất không tải (còn gọi là tổn thất sắt) và tổn thất ngắn mạch
(còn gọi là tổn thất đồng).
  • Máy biến áp truyền tải: không kết nối trực tiếp với các thiết bị tiêu thụ nên biến động phụ tải ít. Biến áp truyền tải hoạt động liên tục 24/7, do vậy tổn thất không tải và tổn thất ngắn mạch diễn ra liên tục.
  • Máy biến áp phân phối: được đấu nối trực tiếp với các thiết bị tiêu thụ. Thiết bị tiêu thụ không hoạt động thường xuyên hoặc có sự biến động theo thời gian vận hành (thời gian cao điểm và thấp điểm) nên lượng tiêu thụ điện năng của máy phân phối dao động nhiều hơn máy truyền tải. Lượng đầy tải của máy phân phối theo đó cũng không diễn ra liên tục như máy truyền tải nên tổn thất ngắn mạch xảy ra dựa trên chu kỳ tải.

5. So sánh về kiểu làm mát máy biến áp truyền tải và phân phối

5.1 Máy biến áp truyền tải:

Có 4 kiểu làm mát phổ biến là ONAF, OFAF, ONWF, OFWF
ONAF: Làm mát bằng dầu khoáng và không khí cưỡng bức (sử dụng quạt tản nhiệt);
OFAF: Sử dụng dầu khoáng và không khí ở chế độ cưỡng bức để làm mát;
ONWF: Sử dụng dầu khoáng làm mát bên trong thùng máy và sử dụng nước làm mát bên ngoài theo chế độ cưỡng bức;
OFWF: Sử dụng dầu khoáng để làm mát bên trong thùng máy theo chế độ cưỡng bức và sử dụng nước làm mát bên ngoài cũng theo chế độ cưỡng bức.

5.2. Máy biến áp phân phối:

Có 2 kiểu làm mát chủ yếu là không khí (dùng cho máy biến áp khô) và ONAN
ONAN: Làm mát bằng dầu khoáng và không khí tự nhiên, cũng là một trong hai cách làm mát phổ biến của máy biến áp phân phối;

6. Link một số bài viết tham khảo

Máy biến áp truyền tải là gì?

Phân biệt máy biến áp tăng áp và hạ áp

Các phương pháp làm mát máy biến áp

Phân loại máy biến áp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *