Phân loại tủ điện công nghiệp

Phân loại tủ điện công nghiệp
Tủ điện công nghiệp là thiết bị không thể thiếu trong các công trình, nhà máy công nghiệp, từ các xưởng sản xuất nhỏ cho đến các nhà máy lớn. Tuỳ theo từng nhu cầu sử dụng của mỗi nhà máy, công trình mà sẽ có cách phân loại tủ điện công nghiệp có chức năng phù hợp được sử dụng. Tủ điện đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hệ thống điện bên trong nhà máy, công trình và nhiều người còn nhầm lẫn các loại tủ điện với nhau. Hãy cùng tìm hiểu về các loại tủ điện công nghiệp phổ biến trong bài viết này.

1. Tủ điện điều khiển trung tâm MCC

Các thiết bị được sử dụng bên trong tủ điện điều khiển trung tâm thường bao gồm khởi động mềm, bộ biến tần, bộ khởi động trực tiếp, bộ khởi động sao/ tam giác, bộ khởi động bằng máy biến áp và các thiết bị bảo vệ, lập trình điều khiển và hiển thị.
Khung và các nắp tủ được chế tạo từ thép mạ điện và hoàn thiện bằng sơn tĩnh điện. Tủ điện điều khiển và bảo vệ động cơ công nghiệp, thủy lợi…. Tủ điện có cơ chế vận hành như sau:
+ Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để đóng ngắt, đảo chiều quay cho các động cơ.
+ Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để thay đổi tốc độ quay của động cơ.
Tủ điều khiển trung tâm

2. Tủ điện tổng MSB

MSB là từ được viết tắt của Main Distribution Switchboard, chúng được lắp đặt ở những trạm hạ thế. MSB đảm nhiệm vai trò khá nặng nề là đóng cắt điện, bảo vệ an toàn đối với các hệ thống phụ tải.
Dòng điện định mức của MSB có thể lên tới 600A, được thiết kế phân chia thành nhiều ngăn. Mỗi ngăn sẽ lại được phân định với nhiệm vụ riêng như: ngăn chứa các MCCB/MCB ngõ ra của tải, ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS, ngăn chứa tụ bù, ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn để giám sát từ xa thông qua GPRS,..
Vật liệu để sản xuất vỏ tủ thường bằng chất liệu tôn hoặc thép không gỉ được phủ sơn 1 lớp tĩnh điện. Tủ được thiết kế với màu sắc đơn giản như: Xám, đen, bạc hoặc cam đỏ.
Tủ điện tổng MSB thường được lắp tại các phòng kỹ thuật điện chính của xưởng công nghiệp, nhà máy sản xuất, tòa cao ốc, trung tâm thương mại, bệnh viện. Tủ MSB được đặt trước các tủ điện phân phối DB, đặt sau các trạm hạ thế.
Loại tủ này thường được lắp nhiều trong các mạng điện hạ thế, luôn đảm nhiệm chức năng phân phối mạng điện đối với hệ thống vận hành.
Tủ điện tổng MSB
Tủ điện tổng MSB

3. Tủ điện chuyển mạch ATS

Tủ điện ATS (Automatic Transfer Switches) được sử dụng ở những nơi có phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục, để cấp điện cho tải khi có sự cố phía nguồn lưới thường dùng là nguồn dự phòng là máy phát điện. Trong nhiều trường hợp khác, tủ điện ATS còn có nhiệm vụ tự động chuyển đổi nguồn cung cấp từ lưới sang nguồn dự phòng để cấp điện trở cho nguồn tải hoạt động.
Một số thông số về tủ điện ATS:
– Điện áp định mức: 380V/415V
– Dòng điện định mức: 1600A/2000A/2500A/3200A/6300A
– Thời gian chuyển mạch: 5~10s.
Tủ điện ATS
Tủ chuyển mạnh ATS

4. Tủ điện phân phối

Tủ điện phân phối chính được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 60439. Vỏ tủ điện được chế tạo từ thép mạ kẽm và được sơn tĩnh điện. Các phần khác như nắp tủ điện, mặt hông và mặt sau của tủ điện có thể tháo lắp dễ dàng tạo thuận lợi cho người sử dụng trong công việc lắp đặt và bảo trì.
Các thiết bị bên trong tủ điện có thể bố trí phù hợp tuỳ theo từng nhu cầu của khách hàng với các dạng tủ điện công nghiệp. Tủ điện được thiết kế sử dụng trong nhà để phân phối điện cho các phụ tải công suất lớn với ưu điểm là thiết kế theo kiểu module được đặt cạnh nhau tạo thành một hệ thống phân phối điện bảo gồm ngăn lộ vào, ngăn phân đoạn và ngăn phân phối.
Tủ phân phối hạ thế
Hình ảnh tủ phân phối hạ thế Vintec

5. Tủ tụ bù công suất

Tủ tụ bù công suất phản kháng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế, ứng dụng cho các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao là thành phần gây ra công suất phản kháng. Thường lắp đặt tại phòng kỹ thuật hay tại khu vực trạm máy biến áp của các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện,..
Một số lợi ích khi sử dụng tủ tụ bù:
Cải thiện, nâng cao hệ số công suất.
Giảm thiểu các tổn thất về điện năng.
Hỗ trợ làm nhẹ tải cho máy biến áp.
Khắc phục những tình trạng sụt áp.
Thiết bị điện không cần định mức dư thừa.
Không bị phạt công suất vô công.
Tủ bù công suất phản kháng
Tụ bù công suất kháng
Tủ tụ bù công suất phản kháng

6. Tủ bơm phòng cháy chữa cháy

Tủ dùng để điều khiển hệ thống bơm phòng chữa cháy tự động hoặc bằng tay cho các toà nhà, công xưởng khi có sự cố xảy ra.
Khi hệ thống báo cháy thường bao gồm các loại bơm sau:

6.1. Bơm bù áp (Jocky Pump):

Bơm bù áp là bơm chạy đầu tiên khi có sự cố cháy xảy ra, nên mức áp lực cài đạt ngưỡng chạy cho bơm bù áp trong tủ bơm PCCC là cao nhất.

6.2.  Bơm động cơ điện (Main Pump)

Bơm động cơ điện làm bơm chạy thứ hai khi xảy ra sự cố cháy lớn mà bơm bù áp không có khả năng dập lửa lúc này áp lực sẽ tiếp tục giảm xuống ngưỡng bơm chính hoạt động. Lúc này, tín hiệu từ công tắc áp lực đưa về  tủ điều khiển bơm PCCC và sẽ điều khiển bơm hoạt động

6.3. Bơm chữa cháy động cơ diesel

Bơm chữa cháy động cơ diesel là bơm chạy cuối cùng khi sự cố cháy quá lớn khi hai bơm nêu trên không đủ để cấp nước chữa cháy. Lúc này bơm Diesel sẽ tự đề nổ để bơm nước chữa cháy.
Tủ bơm phòng cháy chữa cháy
Hình ảnh tủ bơm phòng cháy chữa cháy

6.4. Một số thông số của tủ bơm phòng cháy chữa cháy:

  •  Điện áp cung cấp 3P-380V
  • Có hệ thống đèn báo pha
  • Sử dụng để đo dòng điện, điện áp
  • Các tủ đều đạt tiêu chuẩn IP20 – IP54
  • Thường là tủ tôn dày 2mm, được sơn lớp sơn tĩnh điện bên ngoài bề mặt

7. Link các bài viết tham khảo

Tụ bù công suất phản kháng
Tủ phân phối hạ thế là gì
Trạm hợp bộ một cột là gì?
Tủ bơm phòng cháy chữa cháy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *